Kết hợp cùng không gian nghệ thuật độc lập, Ruangrupa (www.ruangrupa.org), Jakarta, Indonesia, chúng tôi xin giới thiệu cuộc trưng bày tham khảo 7 tác phẩm nghệ thuật video của các nghệ sỹ Nhật Bản thuộc Trung Tâm Nghệ Thuật Video Tokyo với mục đích nghiên cứu (hoàn toàn phi lợi nhuận)...
Dự án
Videologue, một tường thuật vắn tắt về nghệ thuật video Nhật Bản
Ga 0 xin trân trọng thông báo,
Kết hợp cùng không gian nghệ thuật độc lập, Ruangrupa (www.ruangrupa.org), Jakarta, Indonesia, chúng tôi xin giới thiệu cuộc trưng bày tham khảo 7 tác phẩm nghệ thuật video của các nghệ sỹ Nhật Bản thuộc Trung Tâm Nghệ Thuật Video Tokyo với mục đích nghiên cứu (hoàn toàn phi lợi nhuận)
Cuộc trưng bày này ( có kèm theo một catalogue) nhằm mục đích tạo sự tiếp cận cho công chúng, nhà báo và các nghệ sỹ trẻ đối với các tác phẩm nghệ thuật video chất lượng cao từ một trong những trung tâm nghệ thuật video của thế giới
Cuộc trưng bày sẽ được thực hiện trong 2 tuần, từ 14h30 chiều Chủ Nhật, 15 tháng Năm 2011, tới ngày thứ Ba, 31 tháng Năm 2011 tại Ga 0, 91 A Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q.Bình Thạnh, HCMC, Vietnam
Chúng tôi xin cảm ơn Quỹ Trao Đổi Văn Hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tài trợ cho dự án này
A- Nội dung tác phẩm trưng bày thuộc dự án này:
1-Cuộc sống qua hình ảnh
2006, 13 phút
Nghệ sĩ : Kazumi KANEMAKI
Sự liên kế hình ảnh giữa một bộ phim viễn Tây của Holywood và đời sống thường nhật của nghệ sĩ trong cùng một màn hình đã gợi cho người xem sự so sánh giữa đời sống thường nhật và thế giới khuôn sáo của điện ảnh. Điều này cũng cho người xem thấy được đời sống thường nhật của nghệ sĩ, mà ở đó, các hình ảnh xung quanh đã vận vào chính bản thân cô. Ngoài các chủ đề có tính giải kết cấu thế giới huyền thoại khuôn sáo của các anh hùng theo kiểu Holywood, qua hành vi diễu nhại (parody) một trong những nhân vật người hùng tiêu biểu cho thế giới tự do-John Wayne, khi đặt cạnh nhân vật này chính cuộc đời thực của nghệ sĩ, trong nỗ lực sống sót giữa một xã hội hậu tiêu thụ, tác phẩm này còn mang chứa các chủ đề về giống (gender) bởi nó cho thấy một thái độ rằng, trong vai trò một người phụ nữ, nghệ sĩ không chấp nhận vai trò thụ động như các nhân vật nữ trong các bộ phim miền Tây của Holywood.
2-Sống trong hộp
2007, 7 phút
Nghệ sĩ: Kentaro Taki+Naoya Ooe
Trong tác phẩm này, các phần thân thể được trưng bày trong chiếc hộp trắng như thể các mẫu vật. Mỗi phần đều như đang cố gắng vật lộn để sống sót. Tác phẩm này gợi cho chúng ta về cuộc sống của con người chúng ta ngày nay, cũng ở trong những “chiếc hộp”, ngăn cách với nhau và với thiên nhiên. Tác phẩm này là một tác phẩm cộng tác giữa Naoya Ooe (dàn dựng và quay phim) và Maiko Date ( vũ công) cùng Kentaro Taki (đạo diễn). Tác phẩm trong triển lãm này là bản rút gọn của tác phẩm gốc.
3-Bắn/bấm máy, 2007, 11 phút
Nghệ sĩ: Nishiyama Shuhei
Mỗi ”khoảnh khắc” xung lực phá hủy thực tại đều được được bấm máy, thu lại, và thị giác hóa. Tác phẩm trình bày ra cái biên giới trước và sau “khoảnh khắc” khi hình ảnh và âm thanh được ghép lại với nhau, và qua đó, nghệ sỹ thị giác hóa ý tưởng về “sự không thể quay ngược lại” của thực tại. tác phẩm này đã giải kết cấu hình ảnh qua việc thay đổi, lặp lại, mở rộng, và ghép thêm các âm thanh và hình ảnh của các khoảnh khắc khác nhau vào với nhau
4- Các thực hành chẩn bệnh cho hình ảnh bằng video
2006, 2 phút
Nghệ sĩ: Naoya Ooe
Sự mô phỏng việc con người trước đây phản ứng ra sao trước các hình ảnh điện ảnh đã cho thấy con người bị tác động bởi các hình ảnh ra sao. Tác phẩm là một sự giải cấu trúc các hình ảnh của truyền thông, và qua đó, thức tỉnh con người khỏi việc bị điều khiến bởi hệ thống thông tin đại chúng
5-Lạc lối trong sân sau của các hình ảnh bề mặt
2006, 7 phút
Nghệ sĩ: Naoya Ooe
Tác phẩm này cũng là một tác phẩm mà ở đó nghệ sĩ tìm cách trình bày ra cách của chúng ta phản ứng ra sao với hình ảnh. Tất cả các hình ảnh, dẫu luôn được thu ghi lại từ thực tại, song, ngay khi nó trở thành hình ảnh, nó lại có tính hư cấu theo nghĩa nó là nguồn tạo ra các hư cấu tiếp diễn cho người xem. Trong tác phẩm này, nghệ sĩ đã sử dụng chính các hình ảnh video của bản thân trong thời thơ ấu để kiến tạo nên các suy diễn, hư cấu, và một câu chuyện đầy chất thơ và u buồn về chính bản thân mình
6-"Abrare Koinobori"
GOLDENSHIT,
2005, 15 phút
Nghệ sĩ: Katsuyuki HATTORI+Yusuke SHINMURA
Tác phẩm trình diễn video này bao gồm 6 thao tác thay đổi bố cục thị giác và nhịp điệu trong một sắp đặt video. Người xem sẽ có cơ hội để đối mặt với sự thay đổi giữa ánh sáng và hình ảnh. Video trưng bày trong triển lãm này là một dạng tư liệu ghi lại buổi ra mắt tác phẩm trình diễn này tại Không gian nghệ thuật Kimura, Tokyo, 2005
7-Bild:Muell (Hình ảnh:rác)
Sắp đặt video, 2006, 5 phút
Nghệ sĩ: Kentaro Taki
Đây là tư liệu ghi lại một sắp đặt video trưng bày tại Gallery Portside Yokohama vào năm 2006: Bild:muell”, tiếng Đức có nghĩa là Hình ảnh: rác. Tác phẩm bao gồm một tổng thể các khối hộp được ghép lại với nhau mà trên các mặt của nó đều được chiếu hình ảnh thay đổi. Tất cả các khối hộp-hình ảnh này như thể mô phỏng không gian đô thị tràn ngập các loại thông tin và hình ảnh.
----------------------------------------
B-Tiểu sử các nghệ sĩ có tác phẩm tham dự
Kazumi KANEMAKI
Sinh năm 1972 tại Niigata, Nhật Bản, học Phim và nghệ thuật video tại trường Santa Fe, New Mexico, US. TRở về Japan vào năm 1997. Kanemaki hiện vẫn sáng tác các tác phẩm video, cùng lúc làm việc trong vai trò biên tập video. Kamenaki đã tham gia trong trung tâm nghệ thuật video Tokyo từ 2002-2004.
Nghệ sĩ đã tham gia vào rất nhiều liên hoan phim từ năm 1999, và được giải thưởng của Veranstalter vào năm 2002 tại liên hoan phim và video Bochumer, Bochum, Đức. Kanemaki cũng đã theo học lớp về truyền thông Sieverding (2006-2007) tại đại học nghệ thuật Berlin. Ông cũng từng tổ chức dự án Video Calling 2005
Kentaro Taki
Sinh năm 1972 tại Osaka. Hoàn tất bằng thạc sĩ nghệ thuật tại khoa nghệ thuật và khoa học hình ảnh tại đại học nghệ thuật Musashino vào năm 1996. Nghệ sỹ từ đó đã làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật âm thanh và hình ảnh bằng công nghệ video và máy tính. Kentaro Taki từng nhận học bổng của bộ văn hóa Japan (2002) và của quỹ nghệ thuật POLA tại Karlsruhe, Đức (2003). Hiện ông là giám đốc Trung tâm nghệ thuật video Tokyo, với một trong những công việc chính là phát triển các mạng lưới nghệ sỹ phá cách và các tình huống sáng tạo
Shuhei Nishiyama
Sinh năm 1976 tại Nhật. Thực hành tạo ra các tác phẩm video một kênh, các sắp đặt và trình diễn video. Ông đã trưng bày tác phẩm tại rất nhiều nơi trong nước và quốc tế, tiêu biểu là tại Vanishing Point, Úc, Flickers of Maldoros, Yokohama, Gallery Ou, Osaka, Rio de Janero, Brazil. Hiện ông sống tại Kanawara, Nhật Bản
Katsuyuki HATTORI.
Sinh năm 1973 tại Tokyo, đồng sáng lập các tổ chức nghệ thuật video đầu tiên tại Tokyo.; Thực hiện các dự án nghệ thuật video, phòng thí nghiệm nghệ thuật Goldenshit, và trung tâm nghệ thuật video Tokyo. Ông khảo sát vô số khía cạnh của nghệ thuật video, và tạo ra các tác phẩm video tái hiện hay trừu tượng. tác phẩm của ông đã được trưng bày tại “Kasseler Dokumentae film-và Videofestes”(2001, Kassel), laisle.com video experimentale arte ( 2003, Rio De Janero), “telepidemic! Int” ( 2004, Hongkong), “Punto vrava destival 0.2 (2007, Madrid). Ông từng là nghệ sĩ nhiệm trú tại Video Pool Media Art Center (2007, Winnipeg)
Naoya Ooe
Sinh năm 1983 tại Osaka, tốt nghiệp trưởng nghệ thuật Kawaguchi tại đại học Waseda. Ông nghiên cứu lý thuyết, làm phim, quảng cáo, truyền hình, phim nghệ thuật và công nghệ sản xuất phim. Cùng lúc, ông cũng theo học Sato Makoto, một trong những nghệ sĩ làm phim tài liệu quan trọng nhất của Nhật Bản tại trường điện ảnh Tokyo. Ooe thuộc các nhóm “Rhizome TV”, “design art unit NOR”, media performance unit MiHaRi”. Ông làm việc trong vai trò kỹ sư video tại trung tâm nghệ thuật video Tokyo và cũng tham gia thực hiện các phim tài liệu
No Comment