Một số nhận xét vắn tắt về dự án triển lãm BOLERO/some notes on BOLERO project Unknown May 29, 2014 No Comment

Như chúng ta đã biết, cái gọi là thế giới nghệ thuật (the art world) hiện tại đã trở nên định chế hóa một cách ghê gớm. Tất cả đều phải tồn tại trong hệ thống, và thuộc hệ thống. Hệ thống tuyển lựa, hệ thống trưng  bày, hệ thống định giá trị chất lượng.


(khai mạc vào 6:00 chiều ngày 18 tháng 9 năm 2010 tại Không gian của Ga 0, 91 A Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình ThạnhTP HCM)

1.Như chúng ta đã biếtcái gọi  thế giới nghệ thuật (the art world) hiện tại đã trở nên định chế hóa một cách ghê gớmTất cả đều phải tồn tại trong hệ thống thuộc hệ thốngHệ thống tuyển lựahệ thống trưng  bàyhệ thống định giá trị chất lượngHệ thống này khởi hoạt thong qua các đại diện như “nhà môi giới nghệ thuật”giám tuyển của bảo tàngcủa Gallery”, các “nhà quản  nghệ thuật”các nhà gây quỹ nghệ thuật”các công ty bán đấu giá” , các bảo tàng nghệ thuật”, v.v…

2.Tuy thếyếu tính của nghệ thuật  ở thời đại nào ––  luôn tìm đến những  chưa biếttừ cái chưa biết trong các hình thái trưng bày cho đến cái chưa biết trong bản thân tác phẩmChính nhu cầu về cái chưa biết này – hay nói cho chính xác hơn – nhu cầu về cái khác nàyđã làm cho nghệ thuật không bị triệt tiêu thành một dạng thực hành một giọng hay một bài trắc nghiệm khoa học  ở đó - bất cứ ai thuộc công thức thì đều  thể thành công

3.Trong quan giác này, các nghệ sỹ- bằng thực hành của họ -  đôi khi đã đặt các câu hỏi vào chính bản thân thứ nghệ thuật được/bị định chế hóa trong các bảo tàng hay các liên hoan nghệ thuật theo kiểu siêu sân khấu như biennials hay triennials

4.Các giám tuyển- bằng thực hành của họ- đôi khi cũng tìm cách đặt câu hỏi vào chính các mô hình trưng bày đã bị định chế hóa

5-Nỗ lực này- có thể coi là nỗ lực phản tư của những nhà thực hành nghệ thuật nhằm thoát ra khỏi những chiếc lồng  định chế- (tức những gì, phần nào đó - do chính các nghệ sỹ tạo ra, song sau đó lại quay ngược trở lại chi phối chính các hành vi nghệ thuật của các nghệ sỹ ấy) - diễn ra bằng rất nhiều cấp độ.

6.Có rất nhiều ví dụ, xin lấy ra hai trong số các ví dụ nổi tiếng nhất

a/ Rikrit Tiravanija, nghệ sỹ Thái Lan, từ thập kỷ 90, đã thuê các gallery làm nơi nấu ăn và vui chơi, thay vì để triển lãm nghệ thuật

b/Sự xuất hiện của cái gọi là “wrong gallery do ba nghệ sỹ và giám tuyển nổi tiếng là nghệ sỹ  Maurizio Cattelan, giám tuyển Massimiliano Gioni, biên tập viên và giám tuyển Ali Subotnick.The Wrong Gallery là một không gian triển lãm rất nhỏ theo hình một cửa ra vào rộng một mét vuông tại Chelsea, quận nghệ thuật của New York. The Wrong Gallery bị trục xuất khỏi không gian đó vào mùa Xuân năm 2005. The Wrong Gallery cổ vũ cho các các cuộc can thiệp bí mật cỡ nhỏ vào không gian công cộng và xuất bản The Wrong Times, một tờ nhật báo đăng phỏng vấn của các nghệ sĩ từng triển lãm tại The Wrong Gallery. Một trong những đặc điểm của wrong gallery là khi được mời tham dự vào bất ký dự án triển lãm nào – nó đều tìm chọn những nghệ sỹ trái ngược hẳn lại với tiêu chí của cuộc triển lãm hay dự án đó.

7.Lẽ dĩ nhiên, việc chống lại nhu cầu định chế hóa nghệ thuật không bao giờ là việc có thể thành công một lần và cho mãi mãi. Các định chế nghệ thuật luôn tìm ra cách để “ăn thịt” chính những kẻ tìm cách giết nó – ví dụ, tác phẩm của Rikrit Tiravanija (chỉ là những bát đĩa còn sót lại của các bữa tiệc lẩu Thái do nghệ sỹ tổ chức) hiện đã được trưng bày trong vô số các bảo tàng và các bộ sưu tập riêng tư và công cộng trên thế giới, và lại tạo thành một tiêu chuẩn cho cái gọi là dạng “ nghệ thuật vị quan hệ” (relational art) hay the wrong gallery vào mùa Xuân năm 2005, cũng đã được đưa vào khu gallery của các bộ sưu tập thuộc bảo tàng tại Bảo tàng Nghệ thuật Tate Modern, London 

8.Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở việc kết quả của các nỗ lực phi/giải định chế hóa rốt cục cũng lại bị định chế hóa, mà nằm ở việc, dù sao đi nữa - đã vẫn luôn luôn có các nỗ lực như vậy tồn tại – như thể các lớp sóng, hết lớp này tới lớp trước – và vì thế, khung cảnh của thế giới nghệ thuật giờ đây không phải là khung cảnh kiểu một giọng nữa – mà được tạo thành bởi cả hai luồng lực  xung đột: định chế hóa và phi/giải định chế hóa. 

9.Dự án Bolero do nhóm Smoked Art và Ga 0 đồng tổ chức tại Việt Nam chính là một trong những nỗ lực giải định chế hóa nghệ thuật như vậy, khi nó tìm cách đưa nghệ thuật vào các nơi chốn không quen thuộc, tìm cách làm cho nghệ thuật phải chuyển động, tìm cách làm cho các tác phẩm tự triệt tiêu đi vai trò vật phẩm mỹ học hay vật phẩm biểu tượng để nhận lãnh vai trò một tiến trình phê phán toàn cầu nhắm vào các định chế nghệ thuật (cả về mặt não trạng lẫn mặt thực tế) – cũng như nhắm vào một công cụ định chế hóa nghệ thuật chủ yếu – đó là các thông tin báo chí

10.Nhìn một cách nào đó, con người hiện tại bị chi phối triệt để bởi các dạng thông tin đến từ các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí và truyền hình.  Các thông tin trên báo chí và truyền hình, luôn được hỗ trợ bởi các công cụ thị giác như các hình ảnh ( với truyền hình là các hình ảnh động) minh họa, các thủ pháp thuyết phục ( các format như chính luận, phóng sự điều tra, các mẩu tin ngắn…etc) [với truyền hình là các format như reality show, hay các chương trình nghiên cứu kiêu tư liệu hóa, v.v.].

11.Tuy nhiên, như nghệ sỹ, nhà hành động nghệ thuật, nguồn cảm hứng của trào lưu nghệ thuật tình huống (situationism) Guy Debord từng vạch ra – tất cả những gì mà chúng ta đọc trên báo hay xem trên truyền hình – thật ra chỉ là các cảnh diễn (spectacles), có nghĩa rằng tất cả những điều đó – bởi ngay tính chất gắng-thuyết-phục của nó – lại đã trở nên một dạng hiện thực quá mức (hyper reality) không dành cho người đọc bất kỳ cơ hội phản tư nào. Ở đây, các sự kiện trong hiện thực với biết bao đường dây mối rợ phức tạp, cũng như các mối quan hệ nhân quả hay ngẫu nhiên phức tạp, trong các bài báo hay trên truyền hình, đã bị thiểu hóa để chỉ còn là các thao tác biên tập hay montage (dựng cảnh) bị chi phối sâu xa bởi vô số quyền lực định chế  vô thức và ý thức để dẫn tới kết quả cuối cùng là một dạng thông tin- dẫu đeo chiếc mặt nạ khách quan – song về bản chất – sở hữu một quyền lực định nghĩa và bắt người đọc phải tuân theo mà không thể bàn cãi

12.Tất cả các tác phẩm làm trong dự án triển lãm BOLERO của mọi nghệ sỹ từ khắp thế giới đều buộc phải sử dụng môt tờ báo ngày như điểm khởi đầu tư duy và thực hành. Và thông qua hành vi tác động vào các tờ báo ấy một cách hiển ngôn, hay không hiển ngôn (ví dụ chỉ đem nguyên tờ báo đó vào triển lãm mà không thay đổi gì), chính các nghệ sỹ đã khởi hoạt một thao tác tấn công vào cái gọi quyền lực chân lý hay sự thật khách quan của dạng thông tin báo chí- qua đó vạch trần ra bản chất “cảnh diễn” của mọi dạng kiểu thông tin ấy.

13. Yếu tố giải định chế của dự án Bolero còn nằm ở một khía cạnh khác, đó là khía cạnh như đã ghi trong thông cáo báo chí về triển lãm này:

“…Triển lãm sẽ kéo dài và mở rộng theo kiểu đoàn hành hương trong sa mạc. Va li kiểu du lịch đựng các tác phẩm sẽ đi từ Flanders, Bỉ tới khắp mọi nơi trên thế giới và thực hiện triển lãm. Qua việc sử dụng các kỹ thuật in ấn ảo, ví dụ, internet và máy scan, các nghệ sỹ này sẽ tạo ra một triển lãm thực trong một thời gian ngắn mà không phải lụy vào các vấn đề về chuyên chở hay bảo hiểm tác phẩm. Các tác phẩm được dán lên tường và biến mất theo thời gian y như dấu vết của một đoàn lữ hành. Đoàn lữ hành-tức các tác phẩm còn đó, song mỗi lần xuất hiện mới thì đều thay đổi cả về số lượng lẫn cách trình bày. Khía cạnh vật chất của tác phẩm bao gồm va li, bản in mầu, hồ dán, sự gấp gáp của thời gian chuẩn bị, các giấy mời được gửi theo kiểu truyền thống sẽ làm cho dự án này có tính thực tế, chút gì đó cực đoan, và khó định trước, và là một bình luận độc đáo về sự toàn cầu hóa của khung cảnh nghệ thuật” 

14.Như ta thấy, ở đây – một triển lãm kiểu định chế hóa trong các không gian nghiêm cẩn, có lớp lang thứ tự - đã bị chuyển hóa thành “đoàn lữ hành” mà “mỗi lần xuất hiện mới thì đều thay đổi cả về số lượng lẫn cách trình bày”; Các kế hoạch định trước hàng tháng hay hàng năm, cũng như các chiến dịch PR rầm rộ của các triển lãm quốc tế theo kiểu định chế như biennials hay triennials giờ đây lại bị biến thành một thực hành quốc tế  - “ không lụy vào các vấn đề chuyên chở hay bảo hiểm tác phẩm”; và cuối cùng, các cú đặt giá cao ngất ngưởng nhằm vào khía cạnh vật chất  của tác phẩn trong vai trò là một product có tính tài chính mạnh [ high financial product] có lợi cho việc đầu tư  đã bị giải hủy, thông qua việc mọi thực hành trong triển lãm này đều xuất hiện dưới định dạng các poster sản xuất hàng loạt cũng như qua: “Khía cạnh vật chất của tác phẩm bao gồm va li, bản in mầu, hồ dán, sự gấp gáp của thời gian chuẩn bị, các giấy mời được gửi theo kiểu truyền thống sẽ làm cho dự án này có tính thực tế, chút gì đó cực đoan, và khó định trước…”

15. Chính vì các lẽ kể trên, công chúng đến với triển lãm/dự án Bolero nên có ý thức rằng không phải họ đến với một không gian trưng bày thuần túy với các vật phẩm nghệ thuật thuần túy– mà là đến với một cách thực hành nghệ thuật “khác”, đến với một nỗ lực giải định chế hóa nhằm duy trì các khả năng tươi mới của hiện tại, đến với sự truy vấn vào ngay chính bản chất của cái gọi là thế giới nghệ thuật. Chính từ tiền đề này – họ sẽ tìm ra cho mình các cách tiếp cận mới mẻ hơn, rộng khắp hơn, và có tính phê phán hơn, không chỉ với mỗi tác phẩm trong triển lãm – mà còn với toàn bộ hành vi sáng tạo, trưng bày và thưởng thức nghệ phẩm nói chung

16. Hy vọng tất cả những điều này sẽ được giải đáp và mở rộng vào buổi trao đổi giữa công chúng địa phương và các nghệ sỹ thuộc dự án BOLERO vào 2h30 chiều ngày 19 tháng 9 năm 2010 tại Ga 0, 91 A Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh, TP HCM, tức một ngày sau buổi khai mạc triển lãm vào 6:00 chiếu ngày 18 tháng 9 năm 2010 – cũng tại Không gian của Ga 0.



Giám tuyển Việt Nam của dự án BOLERO 
Nguyễn Như Huy
by Jillur Rahman

Jillur Rahman is a Web designers. He enjoys to make blogger templates. He always try to make modern and 3D looking Templates. You can by his templates from Themeforest.

Follow him @ Twitter | Facebook | Google Plus

No Comment