Dự án nghệ thuật Bến Trà Không (Zero-Tea-Station)
Ga 0 xin trân trọng giới thiệu dự án nghệ thuật Bến Trà Không của Thiên Thu Bình, một sinh viên đang học ngành hạ tầng đô thị tại đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Là sáng lập viên của “Mộ trà hội”, một nhóm các bạn trẻ có chung sở thích uống trà, lần này Thiên Thu Bình muốn sử dụng Ga 0 như một “bến” dừng, nơi trà và các buổi uống trà sẽ trở nên một “cú pháp” để qua đó, anh thiết tạo nên một không gian trao đổi tương tác thực sự, có khả năng sản tạo ra các giao tiếp và tri thức thuộc xã hội.
Dự án có cấu trúc như sau:
Thiên Thu Bình sẽ chuyển hóa toàn bộ không gian vật lý của Ga 0 thành một khu vực dành riêng cho việc uống trà, với tiền sảnh của Ga 0 sẽ là nơi anh lập ra một bàn rửa tay cho khách tới uống trà, và với không gian trưng bày bên trong của Ga 0 sẽ trở thành một không gian thưởng trà, cả trà xanh và trà đen.
Khách tới uống trà sẽ có nhiều thành phần khác nhau, trong đó có cả khách vãng lai và cả những khách do Thiên thu Bình trực tiếp mời tới.
Điều thú vị ở đây là trong không gian do Thiên thu Bình thiết tạo nên, tất cả các đồ vật đều sở hữu gíá trị sử dụng- và thực sự chúng chính là những đồ vật dành cho các thao tác pha trà, uống trà, hay nghỉ ngơi.
Việc hoàn toàn không có gì để-xem trong không gian này đã giải hóa toàn bộ tính chất trưng bày, hay biểu tượng của một không gian có tính triển lãm, tức không gian nghệ thuật, để chuyển hóa nó thành một không gian khác – không gian để sử dụng, không gian xã hội.
Chính ở đây, Thiên Thu Bình đã xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật, văn hóa, và cuộc đời, biến cái biểu tượng thành cái trực tiếp (the direct) và cái ẩn dụ thành cái bề mặt. Hành vi xóa nhòa ranh giới này của Thiên Thu Bình cũng đã vô hình chung giải hóa luôn cái khái niệm “xem” – có tính khách quan và đặt cơ sở trên tiến trình mỹ học hay phản mỹ học của một công chúng nghệ thuật- và tạo ra một môi trường của sự tham dự, của sự dấn thân dành cho những người tham gia vào dự án của anh.
Thật vậy, khách tới với dự án của Thiên Thu Bình sẽ tùy ý, hoặc là tham dự vào bàn trà do anh làm chủ, và ở đó, họ có thể trao đổi nói chuyện với nhau, hay im lặng thưởng trà; hoặc cũng chính những khách ấy có thể đi ra gian ngoài với các ấm trà xanh, để ngồi chơi, nghe nhạc, im lặng hay nói chuyện với nhau.
Điều mà họ thu được trong dự án này sẽ không phải là một kinh nghiệm thẩm mỹ, hay phản thẩm mỹ được sắp đặt trước cho cái ngã nghệ thuật của họ.Trái lại, ở đây, bản thân toàn bộ cơ thể của họ sẽ được tạo điều kiện để chủ động nghỉ ngơi và chìm nhòa vào một không gian xã hội, không gian giao tiếp kiểu đời thường. Nói cách khác, điều họ có được khi tham dự vào dự án này chính là một kinh nghiệm sống có thật trong một không gian giao tiếp xã hội có thật.
Cách tiếp cận này của Thiên Thu Bình, về mặt lý thuyết nghệ thuật, trùng khít với cái gọi là mỹ học vị quan hệ (relational aesthetic) do triết gia Pháp Nicolas Bourriaud.
Theo định nghĩa của Triết gia này: Nghệ thuật có tính vị quan hệ là “một tập hợp các thực hành nghệ thuật coi điểm xuất phát về mặt thực hành của chúng là toàn bộ các mối quan hệ và văn cảnh xã hội của con người chứ không là các không gian cá nhân và độc lập. (Bourriaud 1998, tr. 113).
Các tác phẩm nghệ thuật này tạo ra một không gian xã hội mà ở đó mọi người cùng nhau tham gia vào một hành vi chung. Theo Bourriaud “vai trò của tác phẩm nghệ thuật giờ đây không còn nhằm để tạo ra các thực tại kiểu tưởng tượng và không tưởng (utopian) nữa, mà chính là những phương cách sống và các mô hình hành động có sẵn trong hiện thực đời sống theo các khuôn khổ do nghệ sỹ lựa chọn.” (1998, tr. 13).
Nhìn từ góc độ này- Ga 0 trân trọng mời quý vị đến với dự án Bến-Trà –Không của Thiên Thu Bình.
Dự án này hân hạnh được tài trợ bởi Trà Việt : www.traviet.org; Đông Sơn Tea, www.dongsontea.com; và Gốm Việt, www.gomviet.net
Địa chỉ của Bến Trà Không: 91 A Đinh Tiên Hoàng, P 3. Q. Bình Thạnh, TP HCM.
------
Dự án sẽ khai mạc vào thứ bảy ngày 6 tháng 11 năm 2010, và kéo dài tới ngày 28 tháng 11 năm 2010
Sau ngày khai mạc, các buổi uống trà sẽ diễn ra đều đặn vào mỗi thứ bảy và chủ nhật của bốn tuần trong tháng 11
Cụ thể là:
TUẦN 1 CỦA THÁNG 11 NĂM 2010
Thứ Bảy 6 tháng 11 năm 2010
18:00 Khai mạc-21:00 đóng cửa
Chủ Nhật 07 tháng 11 năm 2010
9:00 mở cửa – 21:00 đóng cửa
TUẦN 2 CỦA THÁNG 11 NĂM 2010
Thứ Bảy 13 tháng 11 năm 2010
14:00 mở cửa-21:00 đóng cửa
Chủ Nhật 14 tháng 11 năm 2010
9:00 mở cửa – 21:00 đóng cửa
TUẦN 3 CỦA THÁNG 11 NĂM 2010
Thứ Bảy 20 tháng 11 năm 2010
14:00 mở cửa-21:00 đóng cửa
Chủ Nhật 21 tháng 11 năm 2010
9:00 mở cửa – 21:00 đóng cửa
TUẦN 4 CỦA THÁNG 11 NĂM 2010
Thứ Bảy 27 tháng 11 năm 2010
14:00 mở cửa-21:00 đóng cửa
Chủ Nhật 28 tháng 11 năm 2010
9:00 mở cửa – 21:00 đóng cửa
Xen lẫn các buổi uống trà sẽ có các buổi thảo luận, trao đổi, hay đàn hát do các khách mời Thiên Thu Bình mời tới uống trà và trao đổi bên bàn trà
Trân trọng!
Mọi thông tin xin liên lạc với cô Quỳnh Giao info@zerostation.vn hay/và zerostationvietnam@gmail.com
Giám đốc nghệ thuật của ZeroStation
Như Huy
---------
Art project Zero-Tea-Station
ZeroStation is pleased to introduce the art project Zero-Tea-Station by Thien Thu Binh, a student of urban infrastructure at the Ho Chi Minh City University of Architecture.
A founding member of "Mo tra hoi,” [Loving tea group] a group of young people having tea as their common interest, Thien Thu Binh would like to use ZeroStation to build a “station,” or a space for tea, and the incorporated tea ceremonies will become a "syntax" for the real interactive space that he has designed to generate communication and knowledge for society.
The project’s structure is as follows:
Thu Thien Binh has transformed the entire physical space of ZeroStation into an “exclusive” area for tea, with ZeroStation’s lobby equipped with a hand-wash basin for the project’s guests, and its exhibition area designed as a room for tea, both green and black ones.
Guests coming to drink tea shall include people that Thien Thu Binh himself has invited, as well as passers-by.
What is interesting is that everything within the space created by Thien Thu Binh has its own use value and indeed, it includes the items used for tea making and drinking, or simply for relaxation.
The nothing-to-see nature of this project releases the exhibitive quality, or symbolism, of an exhibition or artistic space. In fact, it has been made a new kind of space—one to be utilized and serve social interactions.
It is here that Thien Thu Binh helps bur the boundary between art, culture and the everyday life, turning the symbolic into the direct, and the metaphor into the surface. This very act of Thien Thu Binh has virtually effaced the concept of “viewing”—one that is objective and based on the aesthetic or anti-aesthetic evolution of traditional audiences of art—so as to create a new environment of participation and immergence for all involved.
Guests to Thien Thu Binh’s project can choose to join the tea table led by him and start a conversation, or drink tea while enjoying silence, or go out to the green-tea space, listen to music and have a small discussion among themselves.
What visitors can have from the project would not be an aesthetic or anti-aesthetic experience arranged for their artistic ego. Instead, they will be given the conditions for their physical bodies to rest—while active—and to get engaged in a social communication environment. In other words, they may get actual living experience in a social communication space that exists, for real.
The approach used by Thien Thu Binh, from the perspective of art theory, bears strong resemblance to the so-called “relational aesthetics,” an art mode most widely discussed by French critic Nicolas Bourriaud.
In his definition, relational art is “a set of artistic practices which take as their theoretical and practical point of departure the whole of human relations and their social context, rather than an independent and private space” (Bourriaud 1998, p. 113).
Art pieces resulted from this tendency create a social space where people can get involved in one common act. Bourriaud thus reckons that "the role of artworks is no longer to form imaginary and utopian realities, but to actually be ways of living and models of action within the existing real, whatever scale chosen by the artist” (1998, p. 13).
From the same standpoint, ZeroStation cordially invites you to participate in Zero-Station-Tea, the art project conceived and realized by Thien Thu Binh.
This project is proudly sponsored by Tra Viet: www.traviet.org; Dong Son Tea,www.dongsontea.com; and Gom Viet, www.gomviet.net
Zero-Tea-Station is located at: 91A Dinh Tien Hoang street, ward 3, Binh Thanh District, HCMC.
-----------
The project will be open from Saturday, 6 November till Sunday, 28 November, 2010.
After the opening day, tea-drinking sessions will be held regularly on every Saturday and Sunday for four weeks in
No Comment